Trong quá trình xây dựng kết cấu công trình, một yếu tố vô cùng quan trọng là việc lựa chọn thép chất lượng và đáng tin cậy. Thông qua bảng tra cường độ thép sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm để đánh giá khả năng chịu lực của nó và áp dụng vào các công trình, kết cấu, và các ngành công nghiệp khác, từ đó đảm bảo thành công của dự án.
Tôn thép Mạnh Tiến Phát, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sắt thép. Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng bảng tra cường độ thép tiêu chuẩn Rs, Rsc để giúp quý khách lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy liên hệ ngay với số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp và đáp ứng mọi yêu cầu.
Thép có những đặc điểm, tính chất gì?
Các loại thép được phân loại dựa trên thành phần hóa học và phương pháp luyện thép.
- Trong thực tế, hai loại thép cacbon phổ biến nhất là thép CT3 và thép CT5, với tỷ lệ cacbon khoảng 0,3% và 0,5% tương ứng.
- Cường độ các loại thép cacbon phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cacbon. Khi tỷ lệ cacbon tăng, cường độ của thép cũng tăng, nhưng độ dẻo giảm và khả năng hàn thép cũng trở nên khó khăn hơn.
- Ngoài cacbon, các loại thép hợp kim thấp thường chứa các nguyên tố phụ như Mangan, Crom, Silic, Titan,… Những nguyên tố này có tác dụng nâng cao cường độ và cải thiện một số tính chất khác của thép.
- Sau khi cán nóng, một số cốt thép có thể được gia công nguội bằng các phương pháp kéo nguội hoặc dập nguội, hoặc qua quá trình gia công nhiệt bằng phương pháp tôi.
- Trong phương pháp kéo nguội, cốt thép được kéo vượt qua giới hạn chảy của nó để tăng cường độ và giảm độ dẻo của mác thép.
- Ngược lại, trong phương pháp gia công nhiệt, cốt thép được nung nóng đến nhiệt độ khoảng 950°C trong khoảng 1 phút, sau đó tôi nhanh vào nước hoặc dầu, và sau đó nung trở lại đến nhiệt độ 400°C rồi để nguội từ từ. Phương pháp này có khả năng nâng cao cường độ của cốt thép trong khi vẫn giữ được độ dẻo cần thiết.
Tính năng cơ học cốt thép
Cốt thép có các tính chất khác nhau, dựa trên hai đại lượng quan trọng, ta có thể phân loại chúng thành hai loại chính: thép dẻo và thép rắn.
- Thép dẻo bao gồm các loại thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp đã trải qua quá trình cán nóng. Các loại thép này thường có giới hạn chảy nằm trong khoảng từ 200 MPa đến 500 MPa và có khả năng biến dạng cực đại (es*) từ 0,15 đến 0,25. Giới hạn bền của chúng thường lớn hơn giới hạn chảy khoảng từ 20% đến 40%.
- Thép rắn là các loại thép đã trải qua gia công nhiệt hoặc quá trình gia công nguội. Giới hạn bền của thép rắn nằm trong khoảng từ 500 MPa đến 2000 MPa và có khả năng biến dạng cực đại (es*) từ 0,05 đến 0,1. Cốt thép rắn thường không có giới hạn chảy rõ ràng như cốt thép dẻo.
Giới hạn của thép
Trong ngành công nghiệp và kỹ thuật vật liệu, các giới hạn quan trọng nhất của thép thường được xác định là giới hạn bền (σb), giới hạn đàn hồi (σel) và giới hạn chảy (σy). Các giới hạn này được sử dụng để đánh giá tính chất cơ học của thép và đảm bảo rằng vật liệu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Giới hạn bền (σb: Là ứng suất tối đa mà thép chịu trước khi đứt.
- giới hạn đàn hồi (σel): Là ứng suất cuối giai đoạn đàn hồi, khi thép phục hồi hình dạng ban đầu.
- giới hạn chảy (σy): Là ứng suất đầu giai đoạn chảy, khi thép không trở về hình dạng ban đầu.
Đối với nhóm thép rắn/giòn, khi không có giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy rõ ràng, ta thường sử dụng giới hạn quy ước để đánh giá tính chất cơ học của vật liệu này.
- Giới hạn đàn hồi quy ước được xác định bằng giá trị ứng suất tương ứng với biến dạng dư tỷ đối là 0.02%.
- Giới hạn chảy quy ước được xác định bằng giá trị ứng suất tương ứng với biến dạng dư tỷ đối là 0.2%.
Tham khảo giá thép tấm mới nhất hôm nay 14/09/2024
Bảng tra một vài giới hạn thép theo mác thép
Mác thép | Tiêu chuẩn | Cơ tính |
CT3 | ΓOCT 380-71 |
– Giới hạn bền kéo: σb = 380 ÷ 490 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 210 N/mm2 – Độ giãn dài tương đối : δ5 ≥ 23% |
C45 | TCVN 1765-75 |
– Giới hạn bền kéo: σb ≥ 610 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 360 N/mm2 – Độ giãn dài tương đối : δ5 ≥ 16% – Độ thắt tỷ đối: ψ ≥ 40% – Độ dai va đập ak ≥ 500 KJ/m2 – Độ cứng sau thường hóa ≤ 229 HB – Độ cứng sau ủ hoặc ram cao ≤ 197 HB |
C55 | TCVN 1765-75 | – Giới hạn bền kéo: σb ≥ 660 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 390 N/mm2 – Độ giãn dài tương đối : δ5 ≥ 13% – Độ thắt tỷ đối: ψ ≥ 35% – Độ dai va đập ak ≥ 400 KJ/m2 – Độ cứng sau thường hóa ≤ 255 HB – Độ cứng sau ủ hoặc ram cao ≤ 217 HB |
C65 | TCVN 1765-75 | – Giới hạn bền kéo: σb ≥ 710 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 420 N/mm2 – Độ giãn dài tương đối : δ5 ≥ 10% – Độ thắt tỷ đối: ψ ≥ 30% – Độ dai va đập ak ≥ 400 KJ/m2 – Độ cứng sau thường hóa ≤ 255 HB – Độ cứng sau ủ hoặc ram cao ≤ 229 HBc |
Inox 304 | AISI |
– Giới hạn bền kéo: σb ≥ 515 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 201 N/mm2 |
Inox 304L | AISI | – Giới hạn bền kéo: σb ≥ 485 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 175 N/mm2 |
SUS 316 | JIS | – Giới hạn bền kéo: σb ≥ 520 N/mm2
– Giới hạn chảy σ0.2 ≥ 205 N/mm2 – Độ giãn dài tương đối : δ5 ≥ 27 ÷ 35% – Độ cứng ≈ 190 HB |
Bảng tra cường độ thép các loại
Mạnh Tiến Phát, đại lý chuyên cung cấp tôn thép, chúng tôi trân trọng gửi bảng tra cường độ thép các loại kèm theo là cách tính cường độ tiêu chuẩn của cốt thép. Tham khảo chi tiết sau đây:
1/ Cách tính cường độ tiêu chuẩn cốt thép
Cường độ tiêu chuẩn của cốt thép (Rsn) được xác định bằng cường độ giới hạn chảy với xác suất đảm bảo không dưới 95%.
2/ Cách tính cường độ cốt thép Rs, Rsc
Cường độ cốt thép Rs, Rsc được tính theo công thứ như sau:
Trong đó:
- K là hệ số an toàn về cường độ.
- Ks = 1.1 ÷ 1.25 với cốt cán nóng.
- Ks = 1.5 ÷ 1.75 với sợi thép kéo nguội và sợi cường độ cao.
- ms là hệ số điều kiện làm việc của vật liệu.
3/ Bảng tra cường độ thép
4/ Bảng tra cường độ bulong
Bu lông (hay còn gọi là ốc vít) có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng và cơ khí chế tạo.
Trong lĩnh vực xây dựng, bu lông được sử dụng để kết nối các bộ phận cấu trúc, xây dựng khung cơ bản và hệ thống kết cấu. Bu lông giúp cố định các thành phần với nhau, tạo ra sự liên kết chắc chắn và đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình xây dựng.
Trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo, bu lông được sử dụng trong quá trình lắp ráp và kết nối các bộ phận máy móc, thiết bị. Chúng đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ và đáng tin cậy giữa các bộ phận, đồng thời dễ dàng tháo lắp khi cần thiết.
Thép được sử dụng trong sản xuất bu lông thường có độ bền cao, đáp ứng yêu cầu cơ khí và đảm bảo tính chất cơ học của bu lông. Từ đó đảm bảo rằng bu lông có khả năng chịu lực kéo, chịu lực nén và chống chịu các tác động môi trường khác nhau.
Bảng tra cường độ bu lông đầu lục giác DIN 933
Bảng tra cường độ bu lông đầu lục giác DIN 931
Việc tìm hiểu bảng tra cường độ thép nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ đầy đủ thông tin về sản phẩm để từ đó lựa chọn và có những quyết định đúng hơn khi mua sản phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm bán thép uy tín và giá cả hợp lý trên thị trường. Mạnh Tiến Phát sẽ là điểm đến phù hợp và tuyệt vời dành cho bạn. Hơn nữa tại chúng tôi còn có nhiều dịch vụ ưu đãi. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline để được trải nghiệm những sản phẩm đạt chất lượng cao.
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, BÁO GIÁ 24/7
CÔNG TY TỔNG KHO TÔN THÉP MTP MIỀN NAM - TÔN THÉP MTP